Phở Hà Nội

Phở Hà Nội nam du tới Sài Gòn vào năm 1954, lúc đầu có mốt gọi là phở Bắc Hà, mười năm sau gọn lại thành phở Bắc, và sau cùng, khi đã hội nhập hoàn toàn vào phong hóa miền Nam, nó trở lại cái tên gốc giản dị của nói, là Phở.

Hương vị quê hương

Phở đã được người đời ca tụng bằng đủ các hình thức nghệ thuật: thi văn, hội họa, phim ảnh, kịch nghệ. Một món ăn đầy ắp “bóng dáng, hương vị quê hương”.

Tinh hoa ẩm thực Việt

Sinh ra từ những năm đầu thế kỷ 20, phở thăng trầm cùng người Việt xuyên suốt một thế kỷ đầy biến động nhưng hào hùng.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Tìm về hương vị đặc sắc của Phở Hà Nội

Nếu bạn muốn đi tìm nét đặc trưng cho Phở Hà Nội, định nghĩa xem phở Hà Nội là cái gì, thì dường như, dù được gọi là phở Hà Nội, hoặc thậm chí, chỉ ra khỏi Hà Nội mươi lăm cây số thôi cũng đã thấy không phải là phở Hà Nội nữa rồi.




Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Phở Hà nội

Hà Nội vốn đẹp và nổi tiếng bởi có hương hoa sữa nồng nàn len lỏi trong những con phố cổ kính, với mặt hồ lung linh và những món ăn đã đi vào huyền thoại. Phở là một trong những huyền thoại đẹp và là niềm tự hào của người Hà Nội xưa và nay.



Phở - Món ăn tinh tế của người Hà Nội



Nói đến phở, người Hà Nội xưa không khỏi bồi hồi nhớ về một buổi sáng tiết thu lành lạnh, cô hàng phở má ửng hồng hơi lửa, tay thoăn thoắt múa khi bốc hành lá, rau thơm, bánh phở và thịt bò vào bát.

Phở là món ăn Việt Nam tinh tế, truyền thống, quảng đại và giàu vitamin mà lại không gây béo. Thành phần chính của phở là những sợi bánh phở trắng, to bản; nước dùng có mùi thơm và vị ngọt của xương ống thịt bò, con sá sùng, tôm nõn cùng với hành khô, gừng và thảo quả nướng, được ninh từ chiều tối hôm trước; thịt bò ngon được luộc lên sau đó thái lát mỏng.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Phở bò




Nấu nước dùng.
Phân lượng vừa phải sử dụng 1kg xương bò kể cả xương ống, luộc qua một lần nước sôi, bỏ nước đầu tiên này đi, châm nước mới vào, hầm với 5 lít nước, sau khi hầm còn 4 lít là vừa được. Về khâu làm sạch xương và kỹ thuật vớt bọt:

Nếu bạn muốn có nước dùng thật trong để nấu theo một số người Bắc, hãy cạo thật sạch những thịt vụn, sụn mỡ, gân… bám quanh xương, không đập bể xương ống (phần tủy sẽ được lấy ra bằng cách cưa chặt xương ống sau khi hầm xong) nói chung là xương dùng để hầm phải hoàn toàn sạch đến nhẵn. Những phần như mỡ gầu, gân sụn… tách ra sẽ tẩm uớp và hầm riêng.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Phở - Nguyễn Tuân

Trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt-Nam, có một cái thực tế mà hàng ngày ít ai nỡ tách rời nó, tức là cái thực tế phở. Cái thực tế phở ấy lồng vào trong những cái thực tế vĩ đại của dân tộc.




Ngẫu hứng... Phở






Hương thơm trinh nữ ? Ồ không phải
Hương phở thơm đầy những sớm mai.





Thi sĩ Tản Đà thuộc những người sành ăn vào bậc nhất. Có lẽ, ông là người đầu tiên đã "phát hiện" ra... chân lý: thức ăn ngon nhưng chỗ ngồi không ngon thì ăn không ngon, thức ăn ngon nhưng không có bạn đồng điệu thì ăn không ngon, thức ăn ngon nhưng bát đũa không sạch sẽ thì ăn cũng không ngon... Biết đại khái như thế thì mới thấy nghệ thuật về ăn quả là không dễ.

Việt Nam có bao nhiêu loại phở?

Đối với người Việt chúng mình, phở từ lâu đã trở thành món ăn gần gũi và thân thuộc rồi. Tuy nhiên, các bạn có biết: trải qua nhiều năm tháng phát triển, ngày nay phở Việt đã trở thành “dòng họ” có đến khoảng 40 anh em cơ đấy! Cùng điểm danh các anh bạn này nhé!

Dựa theo cách chế biến, họ nhà phở được chia thành 2 chi là phở nước và phở khô.

Trước tiên là bác phở nước quen thuộc. Đặc trưng của phở nước là bánh phở sẽ được chần mềm và chan cùng nước dùng. Tuy nhiên, hương vị nước dùng ở mỗi vùng miền cũng khác nhau, nguyên liệu đi kèm cũng có nhiều thay đổi đấy! Riêng nhắc tới phở bò đã có bao nhiêu loại như: tái, chín, nạm, gàu, sốt vang, ngẩu pín, áp chảo… rồi.
Nước dùng của phở Hà Nội thì thường trong và ngọt vị chân chất của xương, còn nước dùng của phở miền Nam lại có màu hơi đục, có vị béo và ngậy hơn.



Popular Posts